Cũng giống như bánh chưng, bánh tét, hay thịt kho hột vịt, củ kiệu ngâm là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của người dân Việt Nam. Còn gì tuyệt vời hơn nếu được ăn củ kiệu chua chua giòn ngọt do chính mình làm ra. Chưa hết, bạn cũng có thể ngâm củ kiệu để tặng, biếu cho những người thân của mình.
Dưới đây là 4 cách làm củ kiệu giòn ngon, không thâm vừa đơn giản lại vừa để được lâu chuẩn vị miền Tây.
1. Cách chọn mua củ kiệu ngon
Để làm được củ kiệu ngâm ngon, biết cách lựa củ kiệu cũng đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay trên thị trường đang bán 2 loại kiệu chính, kiệu Huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Để phù hợp với món củ kiệu muối chua ngọt, bạn nên chọn mua kiệu Huế với đặc điểm thân nở, củ sẽ khá to, rễ nhiều, lá mảnh, eo kiệu thon, thắt eo rõ ràng, đuôi nối liền thân và có vị hăng nồng.
Chọn mua những củ kiểu có kích thước vừa phải và đều nhau, còn tươi xanh, không bị dập nát hay có dấu hiệu ẩm mốc, bóng, mẩy và trắng đều.
2. Cách làm củ kiệu muối chua truyền thống
Cách làm củ kiệu muối chua truyền thống vô cùng đơn giản. Dưới đây là cách làm củ kiệu truyền thống không thâm có thể để được lâu.
Nguyên liệu
Củ kiệu: 1 kg.
Muối: 40g.
Giấm gạo: 80 ml.
Đường trắng: 300g.
Phèn chua: 1 muỗng cà phê.
Cách làm củ kiệu muối chua truyền thống
Bước 1: Sơ chế và phơi nắng củ kiệu
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một tô nước, cho vào 100gr muối và 1 muỗng cà phê phèn chua; rồi cho kiệu vào ngâm trong nước khoảng 12 tiếng (hoặc để qua đêm).
Dùng dao cắt bỏ rễ kiệu, Sau đó, bạn lấy kiệu ra rửa sạch nhiều lần qua nước.
Sau khi rửa sạch, bạn sắp củ kiệu lên khay và tiến hành phơi khô dưới nắng yếu hoặc bóng râm khoảng 6 tiếng đồng hồ.
Cách cắt bỏ rễ củ kiệu đúng
Bước 2: Pha nước giấm ngâm kiệu
Đun nóng hỗn hợp ngâm củ kiệu gồm: 1 lít nước, 300g đường, 40g muối, 80ml giấm gạo. Khuấy đều cho đường và muối tan thì tắt bếp, để nguội.
Lưu ý: Không đổ hỗn hợp giấm, đường còn nóng vào kiệu, như vậy sẽ làm chín kiệu, kiệu mất đi độ giòn.
Bước 3: Ngâm củ kiệu
Xếp các củ kiệu đã phơi nắng vào hũ sao cho phần củ to hướng ra ngoài, phần thân nhỏ chụm đầu vào nhau.
Sau đó đổ phần nước giấm đường đã nguội vào hũ củ kiệu, đậu kín nắp, đặt nơi thoáng mát khoảng 3 ngày là có thể dùng.
Cách xếp củ kiệu: Phần củ to hướng ra ngoài, phần thân nhỏ chụm đầu vào nhau
Bước 4: Thưởng thức thành phẩm
Kiệu muối chua ngọt khi hoàn thành sẽ có màu trắng và giữ được độ giòn. Nếu muốn ăn chua một xíu bạn có thể để lâu hơn.
Bạn có thể dùng dưa kiệu để ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, thịt kho hoặc với các món ăn gia đình ngày Tết khác.
Để có thể bảo quản được kiệu trong thời gian dài; mà không gây hại sức khỏe, bạn tham khảo một số cách bảo quản như sau:
Khi cắt gốc củ kiệu, bạn nên tránh cắt vào phần củ và sau khi rửa sạch phải để thật ráo, nếu ẩm sẽ dễ bị hư khi ngâm. Khi ngâm bạn có thể phơi nắng hũ củ hành hay củ kiệu để nó giòn hơn và có thời gian bảo quản lâu hơn.
Trong lúc làm củ kiệu,bạn có thể thêm 1/2 muỗng cà phê muối, để đường và muối tan rồi bảo quản trong tủ lạnh, trước khi ăn 3 ngày bạn mới vớt kiệu ra hũ khác và đun giấm đường muối cho vào hũ. Như vậy phần kiệu chưa ngâm với giấm có thể bảo quản được khá lâu (1 năm).
Lấy củ kiệu trong hũ bằng đũa hoặc thìa mới, chưa có ai sử dụng. Điều này không chỉ giúp bảo quản củ kiệu; mà còn sạch sẽ, vệ sinh hơn.
Trên đây là 4 cách làm củ kiệu miền tây đơn giản nhất nhưng vẫn giúp kiệu giòn ngon, chua ngọt đậm vị nhất có thể. Hãy khiến cho mâm cơm gia đình nhà bạn tràn ngập, đủ đầy không khí Tết. Và hãy khiến tình cảm gia đình tăng lên bằng những hủ kiệu ngâm thơm ngon, giòn sần sật bạn nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.