Home >> Mách bạn lí do và cách chữa khô môi lở miệng
Bạn có bao giờ trải qua tình trạng đôi môi có lớp vảy mỏng, nứt ra và bong tróc dần dần. Vùng miệng những ngày sau đó xuất hiện các vết lở loét. Bạn có cảm giác đau rát, há miệng đau và xót khi dùng thức ăn không? Nếu có, bạn tham khảo bài viết dưới đây của Đông Y Thanh Tuấn sẽ chia sẻ những lí do gây ra triệu chứng trên và mách nhỏ đến bạn cách chữa khô môi lở miệng có thể áp dụng ngay tại nhà.
Khô môi lở miệng do đâu?
Một số người có tật liếm lám môi cứ lập lại nhiều lần trong ngày là một trong thói quen vô thức xảy ra mỗi khi nói chuyện, khi não bộ đang suy nghĩ lung tung không có chủ đích,.. Những người có ý thức trong hành vi đôi lúc có thói quen liếm môi khi họ tự cảm giác hai bờ môi khô hanh, bong vảy, ngứa rát. Tất cả những hành vi xấu kể trên, khi chủ nhân bỏ qua không chú ý và khắc phục tình trạng môi khô thì môi bị khô do nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi gây nứt nẻ quanh miệng.
Đây là thói quen xấu thường bắt gặp ở các bạn trẻ càng nhỏ tuổi trở xuống với biểu hiện “nghịch môi”. Một phần do hành vi bắt chước bạn bè, một phần được xem như thú vui nhất thời trong qua trình giao tiếp có phản ứng bối rối, e thẹn, không ổn định tâm lý, cảm xúc thất thường. Việc cắn môi để lấy đi lớp da môi khô có thể khiến môi chảy máu, vết nứt lâu lành hơn, có thể để lại sẹo và lan rộng đến khóe miệng hay đi sâu vào trong dẫn đến lở loét miệng.
Một số phụ nữ có thói quen nhặm lại môi nhiều lần khi trang điểm và thường xuyên bậm môi để làm lớp son giữ nguyên vẹn trên môi. Những hành vi cứ lập lại này sẽ trở thành thói quen vô ý thức.
Thói quen xấu như liếm môi làm môi dễ bị khô
Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc có hại cho cơ thể mà còn trực tiếp phá hủy tế bào bề mặt của môi, vì môi là vị trí bị tiếp xúc trực tiếp với chất độc dưới lớp vỏ mỏng của thuốc lá. Từ đó, làn môi của bạn nhanh chóng bị nứt sâu hơn, bong tróc và thậm chi gây lở miệng.
Khi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước, các cơ quan sẽ hoạt động yếu hơn bình thường. Trong đó, biểu hiện dễ thấy nhất là môi khô, nặng hơn là nhiệt miệng. Việc cơ thể mất nước sẽ khiến khoang miệng thiếu độ ẩm, vi khuẩn lợi dụng môi trường thiếu oxy để phát triển. Do đó, đôi môi bạn dễ bị khô và có vết nứt, lở miệng.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng cho các bộ phận. Nếu thực đơn hằng ngày của bạn thiếu chất sắt, kẽm, vitamin nhóm B thì hiện tượng môi khô nứt, bong tróc sẽ xuất hiện. Lúc này, bạn cần bổ sung thêm một số loại thực phẩm giàu sắt và kẽm như trứng, bông cải xanh, cần tây, các loại hạt, nấm…
Thời tiết ngày nay biến đổi đột ngột cộng thêm môi trường ô nhiễm, sẽ làm cho cơ thể bị bị ứng với không khí xung quanh bạn. Nhất là đôi môi ngoài tiếp xúc đầu tiên với thực phẩm, môi sẽ tiếp xúc với không khí, anh nắng mỗi ngày. Nếu bạn không che chắn hoặc bảo vệ môi mỗi khi ra ngoài đường, môi sẽ mau bị khô hanh, dính bụi bẩn và viêm nhiễm. Đặc biệt, việc tiếp xúc trực tiếp với các thành phần hóa học trong son môi, kem dưỡng hóa chất, kem chống khô nứt nẻ môi mà bạn đang sử dụng có thể khiến gặp phải tình trạng sưng tấy, nổi hột, khô môi hay bong tróc. Do đó, bạn cần chú ý các biểu hiện dị ứng trên môi để quan sát và phòng lây lan đến miệng.
Vi khuẩn trong môi trường ô nhiễm gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Những người thói quen ngủ thở miệng hoặc do bệnh lý làm nghẹt mũi buộc họ phải thở bằng miệng. Hoặc những người ngủ ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường thở miệng. Vì thở bằng miệng làm cho không khí liên tục đi qua đôi môi của họ sẽ khiến bờ môi và vùng quanh miệng bị khô.
Tình trạng chốc lở xảy ra thường là do nhiễm vi khuẩn gây nên, và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Trong đó, bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất là quanh vùng trán, mũi, miệng, cằm, vai và lưng. Các biểu hiện tận mắt thường gặp là nốt đỏ, nổi mụn bọc có sưng, mụn nước vùng da xung quanh miệng… Ngoài ra, bạn còn gặp phải hiện tượng môi khô nứt nẻ, bong tróc sau khi mụn nước, mụn mủ bị vỡ. Các bạn trong tuổi dậy thì là đối tượng dễ bị lở miệng nhất trong trường hợp này.
Bị chốc lở nổi mụn quanh miệng
Tình trạng suy giáp cũng có thể khiến đôi môi của bạn bị khô và thiếu đi lượng hormone cần thiết. Khi mắc bệnh suy giáp, phần da của bạn sẽ bị dày lên và gây ngứa ngáy, khô nứt. Tình trạng môi khô, bong tróc còn là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tuyến giáp.
Bạn có kế hoạch cung cấp đủ nước cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít/ ngày. Bạn có thể nhâm nhi các loại thức uống thay nước lọc như nước nha đam, nước rau má vừa giữ miệng có độ ẩm vừa làm lành các vị trí lở loét miệng hay vết nứt nẻ ở môi.
Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B
Bạn lên thực đơn hằng ngày với đa dạng các dưỡng chất, sẽ ưu tiên thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng nhóm B, sắt và kẽm khi đang điều trị khô môi lở miệng bao gồm: thịt tái, ngũ cốc tăng cường, sữa tách kem, phô mai, trứng, đậu hũ mềm,…
Mật ong nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa, chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, trong mật ong có chứa các axit amin tự nhiên giúp hấp thụ và giữ nước. Cho nên, chọn lựa mật ong để chữa khô môi, ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ khóe miệng rất hiệu quả. Bạn chấm vài giọt mật ong dặm nhẹ lên môi nhất là vùng đang bị tổn thương và giữ nguyên trên môi. Bạn sẽ thấy môi không nứt nẻ hay bóng tróc sau 2-3 lần áp dụng. Ngoài ra, mật ông giữ cho đôi môi luôn căng mọng để có thể thay lớp son hằng ngày cho chị em phụ nữ.
Thoa mật ong giúp làm môi tăng độ ẩm
Trong dầu dừa và dầu olive rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa. Để trị khô môi, bạn thoa trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên môi trước khi đi ngủ. Đôi môi sẽ được dưỡng ẩm tuyệt vời và bạn sẽ thấy hiệu quả sau khi thức dậy. Dầu dừa sẽ giúp phòng ngừa tình trạng nứt nẻ trên môi, khô hanh vùng khóe miệng mà còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống các virus có hại.
Bạn hình thành và tập có ý thức trong mọi hành vi để không tác động đến miệng như cắn hay liếm môi, chạm hay vuốt môi vì đôi bàn tay chưa nhiều vi khuẩn sẽ lây nhiễm cho môi miệng của bạn. Ngoài ra, bạn cần làm sạch môi bằng khăn sạch hằng ngày hoặc tẩy trang nhẹ nhàng với dung dịch sát khuẩn môi sau mỗi lần trang điểm.
Bạn ưu tiên chọn những loại son môi có tính dưỡng ẩm và hạn chế các loại son môi lâu phai chứa chì, retinol và menthol. Mặt khác, bạn giảm sử dụng son vào mùa lạnh hay trước khi đi ngủ. Những loại son môi có thành phần thiên nhiên tuy không lên màu đậm cho đôi môi của các chị em nhưng chúng sẽ dưỡng ẩm và chống lại tình trạng lở miệng tốt hơn.
Thuốc lá khiến đôi môi bị thâm sạm, nứt nẻ và nhiệt miệng. Thay vì hút thuốc lá bạn có thể ngậm kẹo bạc bà, kẹo thảo dược để giúp tinh thần thoải mái cho kế hoạch chống lại cơn nghiện thuốc lá vừa giúp lành vết thương trên môi và trong khoang miệng.
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
– Hotline: 0908 136 855
– Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h